Vnit Tech

Chia Sẻ Giá Trị


Liên Hệ Dịch Vụ

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Nhân viên xuất nhập khẩu viết CV xin việc như thế nào

Vnit Tech
tháng 9 25, 2019 - Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Khi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên xuất nhập khẩu cũng như xin việc ở bất kỳ vị trí nào khác, bạn cũng cần chuẩn bị một CV thật hoàn hảo. Một CV xin việc khiến bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác, cho thấy bạn hiểu rõ tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng, có khả năng phát hiện và loại bỏ những quy trình kém hiệu quả trong chuỗi. Nếu chưa có kinh nghiệm trong nghề, bạn cũng cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy, bạn có khả năng gia tăng giá trị cho công ty.

Muốn trở thành ứng viên nổi bật cho vị trí xuất nhập khẩu, bạn cần nhấn mạng vào kinh nghiệm giảm thiểu chi phí ở công việc trước đây, kiến thức về CNTT và kỹ năng quản lý dự án của bạn. Dưới đây là một số gợi ý cách viết CV cho vị trí nhân viên xuất nhập khẩu, tập trung và quản lý chuỗi cung ứng và logistics.

Nhân viên xuất nhập khẩu viết CV xin việc như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng?


 tập trung vào công việc


Điều chỉnh CV xin việc của bạn cho phù hợp với công việc cụ thể mà bạn muốn ứng tuyển. Đọc kỹ phần tuyến bố sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh của công ty cũng như danh sách công việc cần làm. Sau đó, làm nổi bật các kỹ năng và khả năng liên quan đến vị trí tuyển dụng và doanh nghiệp, thêm các từ khóa từ phần mô tả công việc nhân viên xuất nhập khẩu vào CV của bạn. 

 làm nổi bật thành tích của bạn


Thay vì đi sâu vào phân tích công việc và trách nhiệm, hãy tập trung vào các thành tích cụ thể mà bạn đã đạt được với vị trí nhân viên xuất nhập khẩu. Nghĩ tới mục tiêu thách thức mà bạn đã đóng góp nhiều công sức để hoàn thành hoặc một vấn đề khó khăn mà bạn đã giải quyết thỏa đáng, chẳng hạn như làm cách nào bạn đáp ứng chỉ tiêu kinh doanh hoặc cải thiện chất lượng hoạt động của công ty. 

Một cách làm nổi bật thành tích của bạn trong CV xin việc là bắt đầu ở mỗi mục trong phần Kinh nghiệm làm việc bằng vài câu mô tả ngắn trách nhiệm của bạn. Sau đó, nêu 1-3 thành tích cụ thể của bạn ở công ty đó.
1 / TẬP TRUNG VÀO CÔNG VIỆC 2/ LÀM NỔI BẬT THÀNH TÍCH CỦA BẠN 3/ TẬP TRUNG VÀO GIẢM CHI PHÍ 4/ NGẮN GỌN 5/ KIỂM TRA FONT CHỮ VÀ LỖI CHÍNH TẢ
Có kinh nghiệm giảm chi phí, tối ưu làm việc sẽ giúp nhân viên xuất nhập khẩu có cơ hội tìm việc làm tốt hơn


 tập trung vào giảm chi phí


Đây cũng là một cách chứng minh bạn đã cải thiện chất lượng hoạt động của công ty. Cung cấp dữ liệu cụ thể dẫn chứng bạn đã giúp giảm chi phí ra sao ở công việc trước đây. Nếu chưa có kinh nghiệm này, sử dụng số liệu theo cách khác để chứng minh bạn đã làm gia tăng giá trị cho công ty cũ, chẳng hạn như làm tăng hiệu suất của hoạt động của nhân viên xuất nhập khẩu trong chu trình hay cách bạn làm giảm thiểu sự cố ngoài ý muốn hay chậm trễ. 

 ngắn gọn


Dù là ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào, nhân viên hay quản lý, CV xin việc chỉ nên từ 1-2 trang. Bạn có thể có kinh nghiệm làm việc lâu năm nhưng không chuyên viên hay quản lý tuyển dụng nào muốn mất thời gian đọc CV dài 5-6 trang. Thay vào đó, bạn chỉ nên đưa vào CV kinh nghiệm làm việc có liên quan nhất với vị trí ứng tuyển hiện tại và có thời gian làm việc trong vòng 5 năm trở lại đây. 

 kiểm tra font chữ và lỗi chính tả


Đừng quên soát lại CV thật cẩn thận trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Tìm kiếm lỗi chính tả và ngữ pháp trong quá trình làm hồ sơ xin việc. Đừng để bất cứ sơ sót không đáng có nào làm giảm ấn tượng của nhà tuyển dụng về bạn. Bên cạnh đó, định dạng cũng phải nhất quán từ đầu đến cuối CV, nếu bạn dùng in đậm cho phần tiêu đề của mỗi mục, hãy sử dụng với toàn bộ tiêu đề. Sử dụng font chữ dễ đọc và có nhiều khoảng trắng giữa các dòng, các đoạn.